Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ xin thông báo tới quý CMHS:

Chương trình giáo dục

Chương trình giáo dục


1. Chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ Mục tiêu của chương trình: Giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, đạt được chiều cao, cân nặng bình thường theo lứa tuổi phát triển của trẻ Giúp trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt nhà trẻ Thực hiện vận động cơ bản theo độ tuổi Có khả năng phối hợp khéo léo hoạt động bàn tay và ngón tay Trẻ sẽ được tham gia các bài học vận động với các động tác tập luyện các nhóm cơ và hô hấp; bài tập phối hợp tay và mắt để giúp trẻ có được sự phát triển tốt nhất. Kết hợp với các bài tập là chế độ ăn của bé cũng được lên thực đơn phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Xen kẽ với các bài học, các cô cũng rèn luyện cho bé về các kỹ năng tự lập và giúp trẻ hòa nhập được với môi trường học tập. 2. Chương trình giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ Các bài tập giúp trẻ phát triển nhận thức trẻ sẽ được học như: các bài học luyện tập thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Các bé cũng được học cách nhận biết các bộ phận trên cơ thể người, nhận diện đồ dùng, đồ chơi và phương tiện giao thông cơ bản quen thuộc với trẻ. Trẻ sẽ được cho nhìn vật từ xa đến gần và ngược lại từ gần đến xa để rèn luyện thị giác. Các cô sẽ cho bé vừa học vừa chơi như tìm đồ cất giấu, tìm nơi âm thanh phát ra, cho trẻ được sờ nắm ngửi hoa quả, đồ vật,... Để giúp bé nhận biết bộ phận cơ thể người, cô sẽ dạy bé thông qua bức tranh. Đồng thời, trẻ được cho trực tiếp thực hành các bộ phận, giúp trẻ nhìn và nhận ra các bộ phận đó trên chính cơ thể của mình và người khác. Tương tự với các đồ vật, phương tiện giao thông,... trẻ cũng được xem ảnh cũng như được trải nghiệm thực tế. 3. Chương trình giáo dục phát triển ngôn ngữ Về chương trình phát triển ngôn ngữ, trẻ được rèn luyện 3 kỹ năng chính trên trường bao gồm: nghe, nói và làm quen với sách. Tuỳ từng độ tuổi sẽ có các chương trình giáo dục chi tiết cho các bé, nhưng về cơ bản chúng sẽ có các phần như sau: Nghe: Trẻ sẽ được cho nghe các câu nói với những sắc thái tình cảm khác nhau; nghe các từ chỉ sự vật, hiện tượng quen thuộc với trẻ; nghe bài hát, thơ, ca dao và các câu chuyện ý nghĩa. Nói: Trẻ sẽ được tập phát âm theo tên các đồ vật, sự vật hiện tượng. Dần cho bé tập giao tiếp các mẫu câu đơn giản và khó hơn giúp bé học được kỹ năng nói tốt. Làm quen với sách: Bé sẽ được làm quen với sách bằng cách mở sách xem tranh, chỉ nhân vật trong sách cùng cô vào các bạn. Khi lớn hơn bé sẽ được nghe kể chuyện, cho trẻ phát biểu suy luận, nhận diện nhân vật, hiện tượng trong truyện,... 4. Chương trình giáo dục về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội Về phát triển tình cảm Mục tiêu giúp trẻ có ý thức về bản thân và nhận biết cảm xúc cơ bản. Bé sẽ được học cách chơi với bản thân, chơi với bàn chân bàn tay, nhận biết tên gọi mình là gì?nhận biết bản thân trông gương như thế nào? Đồng thời, bé sẽ được tập các trạng thái cảm xúc vui, buồn với cô, học được cách biểu lộ cảm xúc của mình và nhận ra cảm xúc của mọi người. Về phát triển kỹ năng xã hội Học phát triển kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ; học cách thân thiết với các đồ chơi mình chơi; học cách làm bạn với thân thiết với những người bạn trong lớp. Tập luyện các thói quen giao tiếp cơ bản như chào tạm biệt khi ra về, nói cảm ơn và xin lỗi, học cách vâng dạ với cô. 5. Chương trình giáo dục về phát triển cảm xúc thẩm mỹ Để giúp trẻ phát triển cảm xúc thẩm mỹ, các bé sẽ được cho cảm thụ giai điệu âm nhạc, nhảy múa đu đưa theo nhịp điệu. Bên cạnh đó, các bé sẽ được học nặn, vẽ các con vật, đồ vật, xếp tranh,... và thẩm mỹ cho trẻ ;

Chương trình hè


Chú trọng các hoạt động vui chơi, hoàn thiện ngoại ngữ và phát triển kỹ năng mềm… là những tiêu chuẩn hàng đầu khi cho các bé tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp tăng cường thể lực và tích lũy những trải nghiệm lý thú;